GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI


Giải quyết tranh chấp tại Trọng tài thương mại là một trong những phương thức giải quyết tranh được sử dụng nhiều hiện nay. Tuy nhiên, tranh chấp chỉ được giải quyết bằng Trọng tài nếu như các bên có thỏa thuận trọng tài trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp và cần đáp ứng một số điều kiện khác được quy định cụ thể trong văn bản pháp luật có liên quan. Bài viết dưới đây CELIGAL đã tổng hợp một số thông tin quan trọng về trọng tài thương mại.

Trọng tài thương mại là gì? 

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010, trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp được các bên thỏa thuận và được điều chỉnh bởi Luật Trọng tài thương mại 2010.

Thỏa thuận trọng tài thương mại được quy định như thế nào?

Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định, tranh chấp chỉ được giải quyết bằng Trọng tài thương mại khi hai bên có thỏa thuận. Thỏa thuận này có thể được xác lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp. Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi thì thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài vẫn có hiệu lực pháp luật đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó.

Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 còn có quy định về việc một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức thì thỏa thuận này vẫn có hiệu lực pháp luật đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó.

Một số trường hợp thỏa thuận trọng tài thương mại vô hiệu 

Bên cạnh quy định điều kiện có hiệu lực đối với thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại, Luật Trọng tài thương mại 2010 còn quy định cụ thể các trường hợp thỏa thuận trọng tài thương mại vô hiệu, cụ thể bao gồm:

  • Những tranh chấp không thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài thương mại tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại 2010;

  • Người xác lập thỏa thuận trọng tài thương mại không có thẩm quyền theo quy định pháp luật; không có năng lực hành vi dân sự theo quy định Bộ luật dân sự 2015;

  • Không đáp ứng quy định về hình thức của thỏa thuận;

  • Một trong các bên tham gia xác lập thỏa thuận bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu;

  • Thỏa thuận trọng tài thương mại vi phạm điều cấm của pháp luật.

Dịch vụ của CELIGAL

Xuất phát từ những nguyên tắc giải quyết tranh chấp, Trọng tài thương mại thể hiện rất nhiều ưu điểm vượt trội, mang lại nhiều lợi ích cho các bên khi có tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, thương mại.

CELIGAL sẽ giúp khách hàng giải quyết các tranh chấp thương mại trong nước và ngoài nước. Đội ngũ luật sư chúng tôi luôn bên cạnh đồng hành cùng các doanh nghiệp, tư vấn về các vấn đề về hợp đồng thương mại, các hoạt động thương mại. Chúng tôi luôn cố gắng đơn giản hoá các yêu cầu phức tạp về thương mại để khách hàng có thể tập trung vào việc phát triển doanh nghiệp của họ. Chúng tôi cung cấp đầy đủ các hỗ trợ cho khách hàng như:

  • Đánh giá, nghiên cứu các vấn đề thương mại do khách hàng cung cấp;

  • Đề xuất các dự án kinh doanh, ít rủi ro và đầy đủ pháp lý;

  • Tư vấn sáp nhập, mua lại, chia tách doanh nghiệp trong và ngoài nước;

  • Soạn thảo hợp đồng, rà soát các quy định trong hợp đồng;

  • Hỗ trợ khách hàng với các trường hợp khi phát sinh nghĩa vụ với cơ quan nhà nước trong hoạt động của doanh nghiệp.