LĨNH VỰC HÀNH CHÍNH


Tố tụng hành chính là tuân thủ, thực hiện quy định về trình tự giải quyết vụ án hành chính đối với những khiếu kiện về các quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan nhà nước; cán bộ, công chức của những cơ quan này. Hãy cùng CELIGAL điểm qua một số quy định pháp luật về tố tụng hành chính trong bài viết dưới đây nhé!

Tố tụng hành chính được pháp luật quy định như thế nào?

Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể khái niệm tố tụng hành chính là gì. Tuy nhiên, theo cách hiểu đơn giản nhất dựa trên các khái niệm có liên quan thì tố tụng hành chính là trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hành chính theo quy định của pháp luật nhằm mục đích giải quyết các khiếu kiện với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính đó. Tố tụng hành chính cũng có một số đặc điểm chung như tố tụng dân sự, hình sự nhưng vẫn có một số điểm riêng cần lưu ý:

  • Thứ nhất về đối tượng khởi kiện, theo quy định thì đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính đó là quyết định hành chính, hành vi hành chính. 

  • Thứ hai về vị thế của các bên trong vụ án hành chính, theo đó bên bị kiện trong vụ án hành chính có thể có vị thế cao hơn so với cơ quan, tổ chức, cá nhân đi kiện. Vì bên bị kiện trong vụ án hành chính luôn là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước nên sẽ có sự chênh lệch vị thế và điều này cũng đã thể hiện được đặc trưng riêng của lĩnh vực này. 

  • Thứ ba là nhiệm vụ của cơ quan xét xử trong tố tụng hành chính khác với tố tụng dân sự, kinh doanh - thương mại. Theo đó, trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, nhiệm vụ chính của Tòa án là xem xét tính hợp lệ của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện.

Các giai đoạn trong tố tụng hành chính bao gồm:

  • Khởi kiện, thụ lý vụ án;

  • Chuẩn bị xét xử, xét xử sơ thẩm;

  • Xét xử phúc thẩm;

  • Xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm;

  • Thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính.

Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng hành chính bao gồm những ai?

Cơ quan và người tiến hành tố tụng hành chính được quy định có những điểm khác biệt so với cơ quan và người tiến hành tố tụng hình sự. Cụ thể Điều 36 Luật tố tụng hành chính 2015 quy định như sau:

  • Cơ quan tiến hành tố tụng hành chính bao gồm: Tòa án, Viện kiểm sát.

  • Người tiến hành tố tụng hành chính bao gồm: Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án; Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.

Về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, người tiến hành tố tụng được Luật này quy định cụ thể tại Chương IV.

Người tham gia tố tụng hành chính bao gồm những ai?

Theo Điều 53 Luật tố tụng hành chính 2015 có quy định người tham gia tố tụng hành chính bao gồm đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch.

Đương sự theo quy định pháp luật là người khởi kiện, người bị kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh 

Theo quy định tại Điều 79 Luật tố tụng hành chính 2015, một bên đương sự thừa nhận hoặc không có ý kiến phản đối đối với những tình tiết, sự kiện, tài liệu hay văn bản mà bên đương sự còn lại đưa ra thì bên đưa ra tình tiết, sự kiện, tài liệu hay văn bản đó không cần phải chứng minh.

Bên cạnh đó, Điều 79 Luật tố tụng hành chính 2015 còn quy định cụ thể những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh bao gồm:

  • Những tình tiết, sự kiện mà Tòa án, mọi người đều biết và thừa nhận;

  • Được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

  • Được ghi nhận trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp.

Tư vấn và đại diện tham gia tố tụng của CELIGAL

Với đội ngũ luật sư, nhân viên có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, Khách hàng khi sử dụng dịch vụ tư vấn và đại diện tham gia giải quyết vụ án hành chính sẽ được tư vấn những vấn đề như sau:

  • Tư vấn quy trình khiếu nại hành chính;

  • Tư vấn quyền và nghĩa vụ của các bên;

  • Tư vấn xác định căn cứ giải quyết vụ án hành chính;

  • Tư vấn thủ tục, hồ sơ khiếu nại hành chính, khởi kiện hành chính;

  • Đại diện khách hàng tham gia giải quyết vụ án hành chính tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

  • Tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng trong các vụ án hành chính;

  • Các công việc có liên quan khác theo yêu cầu của khách hàng.