LĨNH VỰC LAO ĐỘNG
Tranh chấp lao động là một trong những tranh chấp phổ biến hiện nay. Số lượng tranh chấp lao động đang được Tòa án thụ lý và giải quyết ngày càng nhiều. Tranh chấp lao động thường là những tranh chấp liên quan đến tiền lương, bảo hiểm xã hội, đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật,... Hãy cùng CELIGAL điểm quan một số quy định pháp luật về tranh chấp lao động.
Tranh chấp lao động theo quy định pháp luật là gì?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 179 Bộ luật Lao động 2019 thì tranh chấp lao động là những tranh chấp liên quan đến quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
Quy định về các loại tranh chấp lao động
Pháp luật về lao động hiện hành có quy định cụ thể những loại tranh chấp lao động. Theo khoản 1 Điều 179 Bộ luật Lao động 2019 quy định có hai loại tranh chấp lao động đó là tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể. Trong đó:
Tranh chấp lao động cá nhân là những tranh chấp giữa:
Người lao động với người sử dụng lao động;
Người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
Người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.
Tranh chấp lao động tập thể bao gồm:
Tranh chấp lao động tập thể về quyền giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động; (khoản 2 Điều 179)
Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động. (khoản 3 Điều 179)
Khi giải quyết tranh chấp lao động cần đáp ứng những nguyên tắc gì?
Khi giải quyết tranh chấp lao động, cơ quan có thẩm quyền giải quyết và các bên trong tranh chấp phải tuân thủ một số nguyên tắc như sau:
Tôn trọng quyền tự do định đoạt thông qua thương lượng trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp;
Coi trọng việc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của các bên;
Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng quy định pháp luật;
Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên;
Việc giải quyết tranh chấp lao động phải được tiến hành sau khi có yêu cầu hoặc theo đề nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên đồng ý.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động
Đối với tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể về quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết được quy định cụ thể tại Điều 187, 191 Bộ luật Lao động 2019, bao gồm:
Hòa giải viên lao động;
Hội đồng trọng tài lao động;
Tòa án nhân dân.
Đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết được quy định tại khoản 1 Điều 195 Bộ luật Lao động 2019, bao gồm:
Hòa giải viên lao động;
Hội đồng trọng tài lao động.
Như vậy, đã có sự khác biệt về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động. Theo đó, Tòa án nhân dân theo quy định pháp luật không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.
Những tranh chấp lao động nào phải thông qua thủ tục hòa giải?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019, những tranh chấp lao động cá nhân không phải trải qua thủ tục hòa giải bao gồm:
Sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
Bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
Về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
Bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 191 quy định tranh chấp lao động tập thể về quyền phải được hòa giải bởi hòa giải viên trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài hoặc Tòa án giải quyết. Ngoài ra, khoản 2 Điều 195 quy định tranh chấp lao động tập thể về lợi ích phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài giải quyết hoặc tiến hành thủ tục đình công.
Vì vậy, có một số tranh chấp trước khi yêu cầu Tòa án hoặc Hội đồng trọng tài giải quyết thì cần phải tiến hành thủ tục hòa giải.
Dịch vụ tư vấn giải quyết các tranh chấp lao động của CELIGAL
Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý kinh nghiệm, CELIGAL luôn luôn cung cấp đến khách hàng dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp trong lĩnh vực lao động, bao gồm:
Tư vấn chuyên sâu các quy định pháp luật về quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và các bên có liên quan khi phát sinh tranh chấp;
Tư vấn trình tự, thủ tục thực hiện giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án, Hội đồng trọng tài lao động;
Đại diện khách hàng tham gia giải quyết tranh chấp tại cơ quan có thẩm quyền;
Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khởi kiện vụ án lao động;
Tư vấn giải quyết tranh chấp về xử lý kỷ luật bằng hình thức sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
Tư vấn giải quyết tranh chấp về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
Tư vấn quy trình giải quyết tranh chấp khác có liên quan đến lao động.
Tác giả
Tin nổi bật
- » CỔ ĐÔNG SỞ HỮU BAO NHIÊU CỔ PHẦN THÌ ĐƯỢC QUYỀN KIỂM SOÁT CÔNG TY
- » RỦI RO PHÁP LÝ KHI ĐẤT CÓ SỔ NHƯNG NHÀ CHƯA ĐƯỢC CẤP SỔ
- » HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ LOGISTICS ĐỂ BẮT KỊP SỰ BÙNG NỔ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
- » CÔNG TY FINTECH VÀ HÀNH LANG PHÁP LÝ
- » LOGISTICS TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ NHỮNG BẤT CẬP VỀ PHÁP LUẬT
- » GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
- » Ngân hàng nhà nước ban hành Thông tư 12/2022/TT-NHNN với các quy định hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp
- » Quy Định Mới Về Kinh Doanh Trò Chơi Điện Tử Có Thưởng Dành Cho Người Nước Ngoài
- » 03 NGHỊ ĐỊNH CÓ HIỆU LỰC TỪ ĐẦU THÁNG 09/2021
- » ONEX LOGISTICS VÀ CELIGAL KÝ KẾT HỢP TÁC