HÀNH VI TRỘM CẮP TÀI SẢN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN XỬ LÝ RA SAO


Hiện nay, bên cạnh các đối tượng người thành niên phạm tội thì đối tượng người chưa thành niên (chưa đủ 18 tuổi) thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật ngày càng có xu hướng gia tăng và là vấn đề đáng lo ngại của xã hội. Vậy, đối với hành vi trộm cắp tài sản của người chưa thành niên xử lý ra sao?

1. Khái niệm về người chưa thành niên

Hiện nay, bên cạnh các đối tượng người thành niên phạm tội thì đối tượng người chưa thành niên (chưa đủ 18 tuổi) thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật ngày càng có xu hướng gia tăng và là vấn đề đáng lo ngại của xã hội.

Trong đó, hành vi phạm tội liên quan đến hành vi trộm cắp tài sản là một trong những tội phạm mà người chưa thành niên vi phạm nhiều nhất. Số lượng các vụ án tăng nhanh, nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra, cùng với tính chất phức tạp của từng vụ án là những thủ đoạn tinh vi, do đó tính nguy hiểm ngày càng cao để lại những hậu quả nghiêm trọng cho cả người thực hiện hành vi phạm tội và người bị hại, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân, làm xôn xao dư luận xã hội.

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay cũng chưa có một khái niệm rõ ràng về người chưa thành niên, nhưng có thể định nghĩa người chưa thành niên là những người chưa đủ 18 tuổi. Vì người chưa thành niên trong khoa học thì ở độ tuổi này chưa phát triển hoàn toàn về nhận thức hoặc nhân cách nên chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của một công dân theo quy định.

Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, người chưa đủ 18 tuổi được giải thích rất cụ thể trong Điều 21 là người chưa thành niên. Đối với các giao dịch dân sự đối với người chưa thành niên là những  người chưa đủ 6 tuổi thì giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

Đối với các giao dịch  dân sự thì trừ trường hợp phục vụ các nhu cầu sinh hoạt hợp với lứa tuổi của người chưa thành niên thì đa số khi giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên đồng ý như là cha mẹ…của người chưa thành niên.từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập giao dịch dân sự. Còn đối các giao dịch mà cho người từ đủ 15 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi thì hải được những người chưa thành niên có thể tự mình xác lập các giao dịch dân sự. Trừ các giao dịch có liên quan đến tài sản mà nhà nước có yêu cầu phải đăng ký quyền sở hữu thì phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

2. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 như sau:

“Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.

a) Điều 143 (tội cưỡng dâm); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi);

b) Điều 170 (tội cưỡng đoạt tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 173 (tội trộm cắp tài sản); Điều 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);

c) Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy);

d) Điều 265 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 266 (tội đua xe trái phép);

đ) Điều 285 (tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật); Điều 286 (tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 287 (tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 289 (tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác); Điều 290 (tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản);

e) Điều 299 (tội khủng bố); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự).”.

3. Người chưa thành niên phạm tội theo Bộ luật hình sự năm 2015

Theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 cũng có điều luật áp dụng đối với người chưa thành niên nhằm mục đích phân loại xác định các tội do những người thành niên gây ra thiệt hại, các hình phạt xử lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật, các biện pháp giáo dưỡng hoặc các biện pháp khác tùy theo tính chất, mức độ, thiệt hại gây ra mức độ nguy hiểm cho xã hội phù hợp tâm lý, đặc điểm tại thời điểm người chưa thành niên thực hiện các hành vi phạm tội.

Trong Bộ luật hình sự năm 2015 có 26 chương thì đã dành ra chương 12, nằm trong mục 1, bắt đầu từ Điều 90 đến Điều 91 về các quy định về người chưa thành niên phạm tội. Trong đó, nếu nêu rõ yêu cầu các của các cơ quan tố tụng nhất là thẩm phán xét xử vụ án phải có kiến thức hiểu biết về mặt tâm sinh lý, khoa học, giáo dục nhằm đấu tranh phòng, chống các tội phạm của những người chưa thành niên khi có hành vi phạm tội.

Thông thường, đối với người chưa thành niên phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định áp dụng riêng cho đối tượng dành cho người thành niên và các tội khác của phần chung trong Bộ luật hình sự quy định áp dụng đối với người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi.

– Người chưa thành niên sẽ được miễn trách nhiệm hình sự và sẽ được thay thế áp dụng các biện pháp khác theo quy định khi phạm thuộc dưới từ đủ mười sáu tuổi đến dưới 18 tuổi trừ các tội quy định như tội cố ý gây thương tích, các tội về buôn bán trái phép chất ma túy… khi người chưa thành niên tự nguyện khắc phục hậu quả và người chưa thành niên có nhiều tình tiết giảm nhẹ không có tình tiết tăng nặng khi phạm tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng theo quy định của pháp luật hình sự.

– Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015 về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự khi người chưa thành niên mà từ đủ mười bốn tuổi cho đến mười sáu tuổi khi phạm tội rất nghiêm trọng trừ một số tội thì sẽ vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự ví dụ như các tội giết người, tội hiếp dâm, tội mua bán người, buôn bán ma túy,…

Ngoài ra khi người thành niên dưới 18 tuổi thực hiện phạm tội với vai trò đồng phạm không đáng kể trong vụ án đó thì cũng được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thông thường khi xét xử và áp dụng các khung hình phạt đối với người chưa thành niên khi các biện pháp giáo dục, phòng ngừa không hiệu quả và chỉ trong trường hợp thật sự cần thiết phải căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội còn phải căn cứ các đặc điểm về nhân thân của họ khi thực hiện hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.

Nguyên tắc khi xử lý đối với những người chưa thành niên trong thực tiễn xét xử, các văn bản của pháp luật có thể được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự nếu những người chưa thành niên thực hiện hành vi phạm tội được gia đình giám sát, theo dõi, không gây không lớn, không nghiêm trọng hoặc có nhiều tình tiết giảm nhẹ.

Hiện nay khi người chưa thành niên phạm tội thì sẽ hạn chế việc  áp dụng hình phạt nhằm thực hiện chính sách khoan hồng đối với đối tượng đặc biệt nay nhằm mục đích giáo dục là chủ yếu nhất là hạn chế áp dụng các hình phạt tù có thời hạn trong bộ luật.

Đối với những người chưa thành niên phạm tội thì theo quy định của pháp luật không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình được quy định của pháp luật hình sự.

4. Người chưa thành niên phạm tội trộm cắp tài sản

Theo quy định tại Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 như sau:

“Điều 173. Tội trộm cắp tài sản

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

…”.

Theo khoản 1 Điều 9 Bộ luật hình sự 2015 quy định: Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm; Do đó, khoản 1 Điều 138 BLHS thuộc tội phạm ít nghiêm trọng.

Như vậy, nếu người phạm tội là người dưới 16 tuổi sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi trộm cắp 6 triệu đồng. Trường hợp này, người phạm tội sẽ bị xử phạt hành chính và mức phạt sẽ theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tư, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình như sau:

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a. Trộm cắp tài sản;                                                                                   

b. Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;

c. Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;

d. Sử dụng trái phép tài sản của người khác.”

Như vậy mức xử phạt hành chính đối với hành vi trộm cắp là từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Nếu người phạm tội là người từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự “bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.

Xử lý tài sản trộm cắp được: Tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP có quy định:

“3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1; Điểm c, đ, e Khoản 2 Điều này.”.