Những điểm chính và điểm mới trong Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân năm 2025
Ngày 26
tháng 6 năm 2025, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Luật
Bảo vệ dữ liệu cá nhân (Luật số 91/2025/QH15) – đạo luật chuyên ngành đầu tiên
tại Việt Nam điều chỉnh toàn diện lĩnh vực bảo vệ dữ liệu cá nhân. Sự ra đời của
đạo luật này thể hiện bước chuyển mạnh mẽ trong tư duy lập pháp, đáp ứng yêu cầu
cấp thiết của thực tiễn chuyển đổi số, đồng thời khẳng định cam kết của Nhà nước
trong việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong môi trường số.
I. Những nội
dung cơ bản của Luật
1. Phạm vi
điều chỉnh và đối tượng áp dụng rộng rãi
Luật quy định
chi tiết các nguyên tắc, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của các chủ thể
trong hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân, đồng thời mở rộng phạm vi điều chỉnh đến
cả tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi xử lý dữ liệu của công dân Việt Nam.
Điều này khẳng định tính chủ quyền số và bảo vệ lợi ích quốc gia trong không
gian mạng.
2. Phân loại
rõ ràng dữ liệu cá nhân
Lần đầu tiên
trong hệ thống pháp luật, Luật phân biệt giữa:
- Dữ liệu cá nhân cơ bản: thông
tin định danh phổ thông.
- Dữ liệu cá nhân nhạy cảm: gắn liền
với đời sống riêng tư, khi bị xâm phạm có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến
chủ thể dữ liệu.
3. Bảo vệ
quyền của chủ thể dữ liệu cá nhân
Chủ thể dữ
liệu được trao các quyền quan trọng như: quyền được biết, quyền đồng ý hoặc từ
chối, quyền yêu cầu chỉnh sửa, xóa bỏ, hạn chế xử lý dữ liệu, quyền phản đối và
quyền yêu cầu bồi thường khi bị xâm phạm dữ liệu. Đây là bước tiến lớn trong bảo
vệ quyền riêng tư cá nhân phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.
4. Quy định
chặt chẽ trách nhiệm của các bên liên quan
Luật xác định
rõ ràng trách nhiệm của:
- Bên kiểm soát dữ liệu cá nhân.
- Bên xử lý dữ liệu cá nhân.
- Bên kiểm soát và xử lý dữ liệu
cá nhân.
- Bên thứ ba tham gia vào chuỗi xử
lý.
Tất cả các
bên đều phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình bảo vệ, lưu trữ, cung cấp, chuyển
giao và hủy bỏ dữ liệu cá nhân theo đúng quy định pháp luật.
5. Cơ chế
giám sát và chế tài nghiêm khắc
Luật quy định:
- Xử phạt hành chính lên đến 3 tỷ
đồng hoặc 5% doanh thu đối với tổ chức vi phạm.
- Hành vi mua, bán dữ liệu cá nhân
có thể bị phạt đến 10 lần khoản thu từ hành vi.
- Truy cứu trách nhiệm hình sự đối
với hành vi nghiêm trọng.
II. Những điểm
mới nổi bật trong tư duy lập pháp
1. Đổi mới
tư duy lập pháp – luật ngắn gọn, thực chất, dễ thi hành
Luật được
tinh gọn. Nội dung được xây dựng theo hướng:
- Rõ ràng, minh bạch, khả thi.
- Loại bỏ trùng lặp với luật khác.
- Giao Chính phủ quy định các nội
dung về trình tự, thủ tục, điều kiện cụ thể.
2. Thiết lập
nguyên tắc “cấm tuyệt đối” mua, bán dữ liệu cá nhân
Luật ghi nhận
nguyên tắc nghiêm cấm mua bán dữ liệu cá nhân dưới mọi hình thức, kể cả không
thu phí – trừ khi pháp luật chuyên ngành quy định khác. Quy định này thể hiện sự
quyết liệt trong bảo vệ quyền riêng tư, triệt tiêu hành vi thương mại hóa dữ liệu
trái phép.
3. Cơ chế “hậu
kiểm” thay cho “tiền kiểm” đối với chuyển dữ liệu xuyên biên giới
Thay vì cơ
chế xin phép trước, Luật quy định doanh nghiệp chỉ cần lập hồ sơ đánh giá tác động
một lần và gửi cơ quan chức năng; Nhà nước sẽ kiểm tra khi cần thiết. Đây là giải
pháp dung hòa giữa bảo vệ dữ liệu và tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh,
thúc đẩy chuyển đổi số.
4. Ưu đãi và
miễn trừ nghĩa vụ đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ
- Hộ kinh doanh, doanh nghiệp siêu
nhỏ được miễn thực hiện nghĩa vụ lập hồ sơ đánh giá tác động và chỉ định
nhân sự bảo vệ dữ liệu cá nhân.
- Doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp
khởi nghiệp được quyền lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện các nghĩa vụ
này trong thời hạn 05 năm kể từ ngày luật có hiệu lực.
5. Bổ sung
cơ chế bảo vệ nhóm yếu thế
Lần đầu
tiên, pháp luật Việt Nam có quy định cụ thể về bảo vệ dữ liệu cá nhân của:
- Trẻ em.
- Người mất hoặc hạn chế năng lực
hành vi dân sự.
- Người có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi.
Người đại diện
theo pháp luật sẽ thay mặt nhóm đối tượng này thực hiện quyền dữ liệu, bảo đảm
tính nhân đạo và toàn diện của đạo luật.
6. Điều chỉnh
phù hợp với xu thế công nghệ mới
Luật có các
quy định riêng, chuyên biệt đối với:
- Trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn,
blockchain, điện toán đám mây, vũ trụ ảo.
- Dữ liệu sinh trắc học, dữ liệu vị
trí cá nhân, dịch vụ quảng cáo cá nhân hóa.
- Mạng xã hội và dịch vụ truyền
thông trực tuyến.
Các quy định
này không chỉ bảo vệ dữ liệu cá nhân mà còn đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn
xã hội và thuần phong mỹ tục.
III. Ý nghĩa
của Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân
Luật Bảo vệ
dữ liệu cá nhân năm 2025 không chỉ là một đạo luật đơn thuần, mà còn là một
tuyên ngôn pháp lý về quyền riêng tư trong kỷ nguyên số. Việc ban hành Luật khẳng
định:
- Quyền dữ liệu cá nhân là quyền
nhân thân thiêng liêng của mỗi cá nhân.
- Nhà nước cam kết bảo vệ dữ liệu
như bảo vệ tài sản, tính mạng trong môi trường số.
- Tạo dựng môi trường pháp lý minh
bạch, hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần nâng cao năng lực cạnh
tranh quốc gia và hội nhập quốc tế sâu rộng.
Tin liên quan
- ĐỒNG HÀNH PHÁP LÝ – KIẾN TẠO DOANH NGHIỆP TƯƠNG LAI
- CÁC CHÍNH SÁCH ĐẶC BIỆT NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI VIỆT NAM THEO NGHỊ QUYẾT 198/2025/QH15
- BẢO VỆ QUYỀN SỬ DỤNG HÌNH ẢNH CÁ NHÂN
- QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ
- QUY ĐỊNH VỀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
- NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG
- TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP LÀ GÌ? ĐẶC ĐIỂM VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP?
- ĐIỀU KIỆN CỦA PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA NGUY HIỂM TRÊN ĐƯỜNG BỘ
- NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN TUÂN THỦ KHI ĐĂNG KÝ KẾT HÔN GIỮA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI VỚI NGƯỜI VIỆT NAM
- [English below] LỘ TRÌNH TUÂN THỦ QUY ĐỊNH GIỚI HẠN SỞ HỮU CỔ PHẦN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI / ROADMAP FOR COMPLIANCE WITH SHAREHOLDING LIMITS IN COMMERCIAL BANKS
Tác giả
Tin nổi bật
- » CỔ ĐÔNG SỞ HỮU BAO NHIÊU CỔ PHẦN THÌ ĐƯỢC QUYỀN KIỂM SOÁT CÔNG TY
- » RỦI RO PHÁP LÝ KHI ĐẤT CÓ SỔ NHƯNG NHÀ CHƯA ĐƯỢC CẤP SỔ
- » HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ LOGISTICS ĐỂ BẮT KỊP SỰ BÙNG NỔ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
- » LOGISTICS TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ NHỮNG BẤT CẬP VỀ PHÁP LUẬT
- » CÔNG TY FINTECH VÀ HÀNH LANG PHÁP LÝ
- » Ngân hàng nhà nước ban hành Thông tư 12/2022/TT-NHNN với các quy định hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp
- » ONEX LOGISTICS VÀ CELIGAL KÝ KẾT HỢP TÁC
- » Một Số Điểm Đáng Chú Ý Của Nghị Định 112/2021/NĐ-CP Quy Định Chi Tiết Một Số Điều Và Biện Pháp Thi Hành Luật Người Lao Động Việt Nam Đi Làm Việc Ở Nước Ngoài Theo Hợp Đồng
- » GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
- » Quy Định Mới Về Kinh Doanh Trò Chơi Điện Tử Có Thưởng Dành Cho Người Nước Ngoài