QUY ĐỊNH VỀ DỊCH VỤ TIN CẬY TRONG LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 2023
Luật Giao dịch điện tử số 20/2023/QH15 được Quốc hội ban hành ngày 22 tháng 6 năm 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2024) (“Luật Giao dịch điện tử 2023”) có nhiều điểm mới đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc chuyển đổi các hoạt động từ môi trường thực sang môi trường số tất cả ngành, lĩnh vực. Theo đó, quy định mới đã bổ sung dịch vụ tin cậy trở thành ngành nghề kinh doanh có điều kiện, bởi đây là loại dịch vụ đóng vai trò tạo niềm tin thúc đẩy giao dịch điện tử ngày càng phổ biến hơn. Ngoài ra, ngành nghề kinh doanh này được xem là không gian mới cho các doanh nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số đang được đẩy nhanh tại Việt Nam. Sau đây, CELIGAL sẽ cung cấp quy định về dịch vụ tin cậy trong Luật Giao dịch điện tử 2023.
Dịch vụ tin cậy:
Theo Điều 28 Luật Giao dịch điện tử 2023, dịch vụ tin cậy là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, bao gồm các loại dịch vụ sau:
(i) Dịch vụ cấp dấu thời gian: dịch vụ để gắn thông tin về thời gian vào thông điệp dữ liệu.
(ii) Dịch vụ chứng thực thông điệp dữ liệu: gồm dịch vụ lưu trữ và xác nhận tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu và dịch vụ gửi, nhận thông điệp dữ liệu bảo đảm.
(iii) Dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng: dịch vụ chứng thực chữ ký số trong hoạt động công cộng.
Quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ tin cậy:
Trước hết, tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy phải có giấy phép kinh doanh dịch vụ do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp, trừ dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử trong thương mại với thời hạn là 10 năm. Riêng tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử trong thương mại phải đáp ứng điều kiện hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử theo quy định của pháp luật về thương mại điện tử và điều kiện kinh doanh dịch vụ tin cậy cụ thể dưới đây.
Sau đó, tổ chức phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 29 Luật Giao dịch điện tử 2023, gồm:
- Phải thành lập doanh nghiệp và hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam.
- Đáp ứng điều kiện tài chính, nhân lực quản lý và kỹ thuật phù hợp với từng loại dịch vụ tin cậy.
- Có phương án kỹ thuật phục vụ hoạt động cung cấp dịch vụ phù hợp với từng loại dịch vụ tin cậy.
- Có phương án sẵn sàng kết nối kỹ thuật phục vụ giám sát, kiểm tra, báo cáo số liệu bằng phương tiện điện tử đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về dịch vụ tin cậy.
Về chi tiết các điều kiện sẽ được Chính phủ hướng dẫn thông qua Nghị định về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy trong thời gian gần nhất.
Trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy
Theo Điều 30 Luật Giao dịch điện tử 2023, tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy có trách nhiệm sau:
- Công bố công khai quy trình đăng ký sử dụng dịch vụ, biểu mẫu và chi phí liên quan.
- Bảo đảm kênh tiếp nhận thông tin và cung cấp dịch vụ liên tục 24 giờ trong ngày và 07 ngày trong tuần.
- Thực hiện chế độ lưu trữ hồ sơ, tài liệu và kết nối, cung cấp thông tin, số liệu báo cáo bằng phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm trang thiết bị trong hệ thống thông tin được cấp mã quản lý, sẵn sàng kết nối kỹ thuật phục vụ công tác quản lý nhà nước về dịch vụ tin cậy.
- Thực hiện biện pháp nghiệp vụ, tạm dừng, chấm dứt cung cấp dịch vụ hoặc biện pháp nghiệp vụ khác theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện trách nhiệm của chủ quản hệ thống thông tin phục vụ cung cấp dịch vụ tin cậy đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn thông tin mạng tối thiểu cấp độ 3 theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng.
- Định kỳ hằng năm, báo cáo về hoạt động cung cấp dịch vụ tin cậy theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
- Nộp phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư chữ ký số theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Tin liên quan
- NHỮNG THAY ĐỔI QUAN TRỌNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2024
- NGHỊ QUYẾT 116/NĐ-CP VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG TỪ QUỸ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
- 03 NGHỊ ĐỊNH CÓ HIỆU LỰC TỪ ĐẦU THÁNG 09/2021
- CẬP NHẬT NGHỊ ĐỊNH 80/2021 HƯỚNG DẪN LUẬT HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
- 05 CHÍNH SÁCH NỔI BẬT BẮT ĐẦU CÓ HIỆU LỰC TỪ THÁNG 09 NĂM 2021
- NGHỊ ĐỊNH 01/2021 QUY ĐỊNH VỀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
- NGHỊ ĐỊNH 22/2020 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 139/2016/NĐ-CP NGÀY 04 THÁNG 10 NĂM 2016 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ LỆ PHÍ MÔN BÀI
Tác giả
Tin nổi bật
- » CỔ ĐÔNG SỞ HỮU BAO NHIÊU CỔ PHẦN THÌ ĐƯỢC QUYỀN KIỂM SOÁT CÔNG TY
- » RỦI RO PHÁP LÝ KHI ĐẤT CÓ SỔ NHƯNG NHÀ CHƯA ĐƯỢC CẤP SỔ
- » HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ LOGISTICS ĐỂ BẮT KỊP SỰ BÙNG NỔ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
- » CÔNG TY FINTECH VÀ HÀNH LANG PHÁP LÝ
- » LOGISTICS TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ NHỮNG BẤT CẬP VỀ PHÁP LUẬT
- » GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
- » Ngân hàng nhà nước ban hành Thông tư 12/2022/TT-NHNN với các quy định hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp
- » Quy Định Mới Về Kinh Doanh Trò Chơi Điện Tử Có Thưởng Dành Cho Người Nước Ngoài
- » 03 NGHỊ ĐỊNH CÓ HIỆU LỰC TỪ ĐẦU THÁNG 09/2021
- » ONEX LOGISTICS VÀ CELIGAL KÝ KẾT HỢP TÁC