THỦ TỤC CÔNG NHẬN VĂN BẰNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, việc trau dồi kiến thức và văn hóa từ các quốc gia khác trở nên vô cùng quan trọng. Điều này không chỉ giúp học sinh, sinh viên du học mở rộng phạm vi kiến thức và kỹ năng mà còn góp phần vào sự phát triển bản thân, và thậm chí là sự phát triển của nền kinh tế và văn hóa quê hương. Vì vậy, lựa chọn du học ở nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến, giúp họ tiếp xúc và tiếp thu một lượng lớn kiến thức mới mẻ và đa dạng. Vậy khi nhận được tấm bằng từ các cơ sở giáo dục nước ngoài, chúng ta cần làm gì để chúng được công nhận tại Việt Nam? Để hiểu rõ các thủ tục này, Công ty Luật TNHH Celigal xin gửi đến quý độc giả bài viết sau.
I. Điều kiện công nhận văn bằng
Theo Điều 4 Thông tư số 13/2021/TT-BGDĐT quy định về điều kiện công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam như sau:
“1. Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học được công nhận khi chương trình giáo dục có thời gian học, nghiên cứu phù hợp với Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam và đáp ứng một trong hai điều kiện sau:
a) Chương trình giáo dục được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của nước nơi cơ sở giáo dục nước ngoài đặt trụ sở chính kiểm định chất lượng tương ứng với hình thức đào tạo;
b) Cơ sở giáo dục nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước nơi cơ sở giáo dục đặt trụ sở chính cho phép đào tạo, cấp bằng hoặc đã được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của nước nơi cơ sở giáo dục nước ngoài đặt trụ sở chính kiểm định chất lượng.
2. Văn bằng được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài đang hoạt động tại nước khác nơi cơ sở giáo dục đặt trụ sở chính (bao gồm cả Việt Nam) được công nhận khi cơ sở giáo dục đó được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của hai nước cho phép mở phân hiệu, cho phép đào tạo hoặc phê duyệt việc hợp tác, liên kết đào tạo; thực hiện hoạt động đào tạo theo giấy phép đồng thời đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học theo hình thức đào tạo trực tuyến, đào tạo trực tiếp kết hợp trực tuyến được công nhận khi đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và một trong hai điều kiện sau:
a) Chương trình đào tạo được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép đào tạo tại Việt Nam khi người học lưu trú và học tập tại Việt Nam;
b) Chương trình đào tạo được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước nơi tổ chức đào tạo cấp phép khi người học lưu trú và học tập tại nước đó.”
II. Thủ tục công nhận văn bằng
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư số 13/2021/TT-BGDĐT quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng như sau:
1/ Đơn đề nghị công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp. Tất cả các trường hợp hồ sơ công nhận văn bằng trước khi gửi hồ sơ phải kê khai tờ khai điện tử công nhận văn bằng trên trang: https://naric.edu.vn/ để có mã số hồ sơ.
2/ Một (01) bản dịch công chứng sang tiếng Việt văn bằng xin công nhận; (Nếu văn bằng do Trung Quốc cấp cần nộp 01 bản dịch công chứng học vị);
3/ Một (01) bản dịch công chứng sang tiếng Việt bảng điểm theo bằng hoặc phụ lục văn bằng;
4/ Trong trường hợp học liên thông hoặc chuyển tiếp vào trình độ đại học phải có minh chứng bằng và bảng điểm bậc dưới;
5/ Văn bản ủy quyền xác minh thông tin về văn bằng (nếu cơ sở giáo dục cấp bằng yêu cầu);
Ngoài ra đối với một số trường hợp cụ thể các bạn cần phải cung cấp thêm những hồ sơ như sau:
+ Đối với trường hợp học theo chương trình liên kết của trường Việt Nam với trường nước ngoài (học 100% tại Việt Nam) thì hồ sơ công nhận văn bằng bắt buộc phải có Chứng chỉ tiếng Anh IELTS hoặc TOEFL, còn cụ thể là trình độ bao nhiêu thì tùy thuộc vào từng chương trình liên kết do Bộ giáo dục và Đào tạo Việt Nam phê duyệt, nhưng thông thường là IELTS 5.5 hoặc 6.0 trở lên hoặc có thể quy đổi với trình độ TOEFL tương đương.
+ Đối với trường hợp học theo chương trình liên kết nhưng phân theo giai đoạn: giai đoạn 1 học tại Việt Nam, giai đoạn 2 học tại nước ngoài hoặc ngược lại thì không cần phải có chứng chỉ tiếng Anh nhưng phải có xác nhận của trường Việt Nam là đã hoàn thành khóa học tại Việt Nam.
III. Thời gian thực hiện
Theo khoản 2 Điều 7 Thông tư số 13/2021/TT-BGDĐT thì thời hạn trả kết quả công nhận văn bằng là từ 20 ngày đến 45 ngày làm việc. Tùy theo trường hợp có cần xác minh thông tin về văn bằng từ cơ sở giáo dục nước ngoài hoặc đơn vị xác thực nước ngoài.
IV. Quy trình thực hiện thủ tục công nhận văn bằng
Bước 1: Khai tờ khai điện tử
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ
Bước 3: Nộp lệ phí
Bước 4: Nộp hồ sơ bản giấy, có thể nộp qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm công nhận văn bằng
Bước 5: Nhận kết quả
V. Những văn bằng bị từ chối, không được công nhận tại Việt Nam
Căn cứ theo Theo Điều 4 Thông tư số 13/2021/TT-BGDĐT có các trường hợp văn bằng bị từ chối, không được công nhận cụ thể như sau:
1/ Trường hợp văn bằng được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài chưa được tổ chức kiểm định chất lượng tại nước sở tại kiểm định hoặc cơ sở giáo dục nước ngoài không có trong danh sách các cơ sở giáo dục nước ngoài được công nhận ở Việt Nam.
2/ Trường hợp văn bằng được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài đang hoạt động tại nước khác nơi cơ sở giáo dục đặt trụ sở chính nhưng không được hai nước cho phép mở phân hiệu, cho phép đào tạo hoặc phê duyệt việc hợp tác, liên kết đào tạo.
3/ Trường hợp văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học theo hình thức đào tạo trực tuyến, đào tạo trực tiếp kết hợp trực tuyến không thuộc trường hợp được Bộ Giáo dục cho phép thực hiện hoặc không thuộc trường hợp sự kiện bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, …
Trên đây là một số chia sẻ của Công ty Luật TNHH Celigal đối với thủ tục công nhận văn bằng nước ngoài tại Việt Nam. Trong trường hợp Quý khách hàng gặp bất kỳ khó khăn nào liên quan đến lĩnh vực pháp lý, xin vui lòng liên hệ chúng tôi. Chúng tôi tự tin là một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất đến Quý khách hàng.
Tin liên quan
- ĐIỀU KIỆN CỦA PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA NGUY HIỂM TRÊN ĐƯỜNG BỘ
- NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN TUÂN THỦ KHI ĐĂNG KÝ KẾT HÔN GIỮA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI VỚI NGƯỜI VIỆT NAM
- [English below] LỘ TRÌNH TUÂN THỦ QUY ĐỊNH GIỚI HẠN SỞ HỮU CỔ PHẦN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI / ROADMAP FOR COMPLIANCE WITH SHAREHOLDING LIMITS IN COMMERCIAL BANKS
- QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH TỰ THỦ TỤC XIN PHÉP TỔ CHỨC HỌP BÁO
- GIẢI QUYẾT QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI DOANH NGHIỆP TIẾN HÀNH THỦ TỤC GIẢI THỂ
- LEGAL REGULATIONS ON MULTI-LEVEL SALES LICENSES IN VIETNAM
- [English below] HƯỚNG DẪN CHI TIẾT THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT / PROCEDURES FOR APPLYING FOR A PERFORMING ARTS LICENSE
- BÀI HỌC TỪ THƯƠNG VỤ BA HUÂN VÀ VINACAPITAL: Vai trò sống còn của luật sư trong các giao dịch M&A
- MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ
- MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ QUẢNG CÁO MỸ PHẨM
Tác giả
Tin nổi bật
- » CỔ ĐÔNG SỞ HỮU BAO NHIÊU CỔ PHẦN THÌ ĐƯỢC QUYỀN KIỂM SOÁT CÔNG TY
- » RỦI RO PHÁP LÝ KHI ĐẤT CÓ SỔ NHƯNG NHÀ CHƯA ĐƯỢC CẤP SỔ
- » HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ LOGISTICS ĐỂ BẮT KỊP SỰ BÙNG NỔ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
- » CÔNG TY FINTECH VÀ HÀNH LANG PHÁP LÝ
- » LOGISTICS TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ NHỮNG BẤT CẬP VỀ PHÁP LUẬT
- » Ngân hàng nhà nước ban hành Thông tư 12/2022/TT-NHNN với các quy định hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp
- » GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
- » ONEX LOGISTICS VÀ CELIGAL KÝ KẾT HỢP TÁC
- » Quy Định Mới Về Kinh Doanh Trò Chơi Điện Tử Có Thưởng Dành Cho Người Nước Ngoài
- » Một Số Điểm Đáng Chú Ý Của Nghị Định 112/2021/NĐ-CP Quy Định Chi Tiết Một Số Điều Và Biện Pháp Thi Hành Luật Người Lao Động Việt Nam Đi Làm Việc Ở Nước Ngoài Theo Hợp Đồng