THỦ TỤC TĂNG/GIẢM VỐN ĐIỀU LỆ CỦA DOANH NGHIỆP FDI HOẠT ĐỘNG TẠI VIỆT NAM
Việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI) tại Việt Nam là những quyết định quan trọng, có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh và chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư cũng như đảm bảo sự ổn định cho thị trường đầu tư nước ngoài, các thủ tục tăng hay giảm vốn điều lệ cần phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thông qua bài viết dưới đây, Công ty Luật TNHH Celigal xin gửi đến Quý khách hàng quy trình pháp lý cơ bản để thực hiện việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư cho các doanh nghiệp FDI hoạt động tại Việt Nam.
I. Định nghĩa
Hiện nay, nhiều nhà đầu tư khi triển khai dự án vẫn còn nhầm lẫn giữa hai khái niệm “vốn đầu tư” và “vốn điều lệ”, điều này gây ra khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục liên quan đến dự án đầu tư. Vốn đầu tư và vốn điều lệ không phải là một, mà là hai khái niệm khác biệt trong lĩnh vực tài chính và quản lý doanh nghiệp.
a) Vốn điều lệ
Cơ sở pháp lý: Luật Doanh nghiệp 2020
Định nghĩa: Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản mà các thành viên hoặc chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; hoặc tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần (theo khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020).
Vốn điều lệ thể hiện mức độ cam kết tài chính của các cổ đông hoặc thành viên trong công ty tại thời điểm thành lập.
b) Vốn đầu tư
Cơ sở pháp lý: Luật Đầu tư 2020
Định nghĩa: Vốn đầu tư là tiền và tài sản khác theo quy định của pháp luật về dân sự và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh (theo khoản 23 Điều 3 Luật Đầu tư 2020).
Vốn đầu tư không chỉ bao gồm vốn góp của các nhà đầu tư mà còn bao gồm các khoản vay và các nguồn tài trợ khác mà doanh nghiệp huy động để thực hiện các hoạt động đầu tư.
Tóm lại, vốn điều lệ là một phần của vốn đầu tư. Vốn đầu tư có thể lớn hơn vốn điều lệ nếu công ty huy động thêm vốn từ các nguồn khác như vay ngân hàng, phát hành trái phiếu, hoặc nhận vốn góp thêm từ các cổ đông hiện tại.
II. Thủ tục tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp FDI hoạt động tại Việt Nam
Vốn điều lệ của doanh nghiệp FDI không những được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà còn được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đầu tư. Do đó, khi doanh nghiệp FDI thực hiện tăng vốn điều lệ sẽ đồng thời phải thay đổi cả Giấy chứng nhận đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 1: Kê khai thông tin dự án trực tuyến tại Cổng thông tin quốc gia về đầu tư
- Truy cập Cổng thông tin quốc gia về đầu tư;
- Chọn “Khai hồ sơ trực tuyến” để khai báo thông tin;
- Điền đầy đủ thông tin vào phần “Thông tin hồ sơ”, “Thông tin nhà đầu tư”, “Thông tin doanh nghiệp”, “Thông tin dự án”;
- Chọn “Hoàn thành” để nộp hồ sơ hoặc “Nhập lại” nếu muốn khai báo lại.
Lưu ý: Sau khi hoàn tất các bước kê khai hồ sơ trực tuyến, Quý khách hàng sẽ nhận được thông báo "Doanh nghiệp đã đăng ký thành công" và mã đăng ký dùng để theo dõi tình trạng xử lý hô sơ thủ tục tăng vốn điều lệ cho công ty nước ngoài.
Bước 2: Nộp hồ sơ bản chính giấy tờ, tài liệu liên quan đến dự án đầu tư
Trong vòng 15 ngày, kể từ ngày hồ sơ kê khai trực tuyến hợp lệ, khách hàng in và nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền.
Bước 3: Thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư (tổng vốn thực hiện dự án)
Trong trường hợp tổng vốn thực hiện dự án của công ty bằng với vốn điều lệ đã đăng ký thì trước khi thực hiện thủ tục tăng vốn điều lệ, công ty phải thực hiện thủ tục điều chỉnh tổng vốn thực hiện dự án sao cho tổng vốn đó phải lớn hơn hoặc bằng với vốn điều lệ sau khi tăng lên.
- Hồ sơ cần chuẩn bị:
+ Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
+ Bản sửa đổi, bổ sung điều lệ của doanh nghiệp;
+ Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư tới thời điểm điều chỉnh;
+ Bảo sao hợp lệ giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư;
+ Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất (có kiểm toán);
+ Bản giải trình lý do điều chỉnh;
+ Biên bản họp về việc điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư của Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên) hoặc đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần);
+ Quyết định về việc điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư của Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên) hoặc đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần);
+ Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu người đại diện làm thủ tục;
+ Giấy ủy quyền (trường hợp ủy quyền cho người không phải là Đại diện pháp luật làm thủ tục).
- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Tùy từng dự án mà cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ sẽ khác nhau. Hiện nay, 2 cơ quan có thẩm quyền để giải quyết đơn xin tăng vốn điều lệ cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là:
+ Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế… sẽ tiếp nhận các hồ sơ liên quan đến các dự án đầu tư tại các khu đó;
+ Phòng đầu tư nước ngoài thuộc Sở KH&ĐT sẽ tiếp nhận các trường hợp còn lại.
- Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Bước 4: Thủ tục tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp FDI
- Hồ sơ:
+ Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
+ Biên bản họp về việc tăng vốn của Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên) hoặc đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần);
+ Quyết định của chủ sở hữu công ty/thành viên/cổ đông về việc tăng vốn;
+ Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
+ Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
+ Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu người đại diện làm thủ tục;
+ Giấy ủy quyền (trường hợp ủy quyền cho người không phải là Đại diện pháp luật làm thủ tục).
- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp FDI đặt trụ sở chính.
- Thời hạn giải quyết: 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
III. Thủ tục giảm vốn điều lệ của doanh nghiệp FDI hoạt động tại Việt Nam
Trong trường hợp thực hiện giảm vốn điều lệ, doanh nghiệp FDI phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện theo luật định sau:
- Công ty FDI đã hoạt động kinh doanh liên tục được 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký kinh doanh và đảm bảo hoàn thành các nghĩa vụ về nợ và tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;
- Trường hợp chủ sở hữu/thành viên/cổ đông công ty không góp đủ đầy đủ và đúng hạn vốn điều lệ theo quy định pháp luật;
- Ngoài ra, công ty có vốn đầu tư nước ngoài muốn giảm vốn đầu tư cần giải trình được nguồn vốn chưa được giải ngân hết để chuyển trả cho các nhà đầu tư; báo cáo tài chính không hạch toán lỗ; nhà đầu tư phải đảm bảo là sẽ thanh toán đủ các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính sau khi giảm vốn.
- Hồ sơ giảm vốn điều lệ bao gồm:
+ 01 bản sao công chứng của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
+ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, được ký bởi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
+ Nghị quyết hoặc quyết định của chủ sở hữu công ty, đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; nghị quyết, quyết định, và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên; cũng như của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, liên quan đến quyết định thay đổi vốn điều lệ.
- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên, cần bổ sung các tài liệu sau:
+ Danh sách thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên.
+ 01 bản công chứng của Báo cáo tài chính gần nhất tính đến thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ.
- Cách thức thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Bước 2: Nộp hồ sơ trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ xem xét và kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, cơ quan sẽ yêu cầu bổ sung, sửa đổi.
Bước 4: Trong thời hạn từ 3-5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho nhà đầu tư.
Thủ tục tăng, giảm vốn điều lệ là một quy trình quan trọng đối với doanh nghiệp FDI hoạt động tại Việt Nam. Việc thực hiện đúng quy định pháp luật không chỉ giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả mà còn đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý, tránh các rủi ro có thể xảy ra. Doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng và có sự tư vấn pháp lý phù hợp để đảm bảo quy trình thực hiện thủ tục diễn ra thuận lợi.
Trên đây là một số chia sẻ của Công ty Luật TNHH Celigal về việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Nếu Quý khách hàng gặp bất kỳ khó khăn nào liên quan đến lĩnh vực pháp lý, xin vui lòng liên hệ chúng tôi. Chúng tôi tự tin là một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất đến Quý khách hàng.
Tin liên quan
- MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ QUẢNG CÁO MỸ PHẨM
- CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ ĐẤT THEO LUẬT ĐẤT ĐAI TỪ NGÀY 01/8/2024
- NEW REGULATIONS ON MANAGING, PROVIDING AND USING INTERNET SERVICES AND ONLINE INFORMATION
- SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM CHẤN CHỈNH VIỆC KIỂM TRA HIỆN TRẠNG NHÀ Ở, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG KHI GIẢI QUYẾT THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI
- CHÚC MỪNG LỄ KHAI TRƯƠNG CỦA CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LOUIS AND PARTNERS - ĐỐI TÁC MỚI CỦA CÔNG TY TNHH CELIGAL
- THỦ TỤC TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ CHO CÔNG TY CỔ PHẦN KHÔNG PHẢI LÀ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG
- QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ WEBSITE CUNG CẤP DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
- ĐỐI TƯỢNG KHÔNG ĐƯỢC THÀNH LẬP VÀ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
- MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ XUẤT NHẬP KHẨU VÀNG NGUYÊN LIỆU
- HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN - MỘT SỐ QUY ĐỊNH CẦN LƯU Ý
Tác giả
Tin nổi bật
- » CỔ ĐÔNG SỞ HỮU BAO NHIÊU CỔ PHẦN THÌ ĐƯỢC QUYỀN KIỂM SOÁT CÔNG TY
- » RỦI RO PHÁP LÝ KHI ĐẤT CÓ SỔ NHƯNG NHÀ CHƯA ĐƯỢC CẤP SỔ
- » HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ LOGISTICS ĐỂ BẮT KỊP SỰ BÙNG NỔ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
- » CÔNG TY FINTECH VÀ HÀNH LANG PHÁP LÝ
- » LOGISTICS TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ NHỮNG BẤT CẬP VỀ PHÁP LUẬT
- » GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
- » Ngân hàng nhà nước ban hành Thông tư 12/2022/TT-NHNN với các quy định hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp
- » Quy Định Mới Về Kinh Doanh Trò Chơi Điện Tử Có Thưởng Dành Cho Người Nước Ngoài
- » 03 NGHỊ ĐỊNH CÓ HIỆU LỰC TỪ ĐẦU THÁNG 09/2021
- » ONEX LOGISTICS VÀ CELIGAL KÝ KẾT HỢP TÁC