LĨNH VỰC HÌNH SỰ


Tố tụng hình sự là một trong những lĩnh vực được nhiều bạn đọc quan tâm. Lĩnh vực này chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động tố tụng tại Việt Nam. Hiện nay, số lượng vụ án có yếu tố hình sự đang được Tòa án và các cơ quan có thẩm quyền khác có liên quan giải quyết khá nhiều. Trước tiên, hãy cùng CELIGAL tìm hiểu qua những điểm chính của tố tụng hình sự nhé!

Tố tụng hình sự là gì?

Tố tụng hình sự là cách thức, trình tự tiến hành các hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, của các cơ quan nhà nước khác và các tổ chức xã hội góp phần vào việc giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

Các giai đoạn của tố tụng hình sự

Các giai đoạn của tố tụng hình sự bao gồm: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục tố tụng hình sự nhằm đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều phải được khởi tố, điều tra và xử lý nghiêm minh kịp thời, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; không để một người nào bị khởi tố, bị tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế các quyền công dân, bị xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm một cách trái pháp luật; việc điều tra, truy tố, xét xử được khách quan, toàn diện, đầy đủ, chính xác, đúng pháp luật.

Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng

Khi tham gia tố tụng hình sự, bạn cần xác định rõ những chủ thể tham gia hoạt động này để tránh sự nhầm lẫn và gặp những vấn đề khó giải quyết. Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định cụ thể về cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng. Theo quy định tại Điều 24 như sau:

  • Cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án

  • Người tiến hành tố tụng bao gồm: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên.

Ngoài những chủ thể thì này trong hoạt động tố tụng hình sự còn một số chủ thể khác tham gia như cơ quan và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Bên cạnh những quy định về những chủ thể tham gia hoạt động tố tụng hình sự thì Bộ luật tố tụng hình sự 2015 còn quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của từng chủ thể, cụ thể Chương III, IV của Bộ luật này.

Người bào chữa là ai?

Theo quy định pháp luật, người bào chữa phải đáp ứng những điều kiện sau đây:

  • Là người được bị buộc tội nhờ bào chữa;

  • Hoặc là người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định.

  • Người bào chữa phải được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa. 

Ngoài quy định về điều kiện cần đáp ứng, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 còn quy định cụ thể những ai có thể là người bào chữa trong vụ án hình sự. Theo đó, người bào chữa có thể là luật sư, người đại diện của người bị buộc tội, bào chữa viên nhân dân và trợ giúp viên pháp lý. 

Vai trò của CELIGAL

CELIGAL là một trong những công ty luật có kinh nghiệm nghiên cứu, giải quyết các vụ việc giải quyết liên quan đến hình sự. Với đội ngũ luật sư nhiều năm kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao, chúng tôi luôn đề xuất các giải pháp hợp lý nhất giúp khách hàng giải quyết được vấn đề.

CELIGAL có thực hiện dịch vụ pháp lý hình sự, bao gồm các công việc sau đây:

  • Nghiên cứu hồ sơ tài liệu liên quan đến vụ việc;

  • Tư vấn pháp lý, cung cấp các điều luật liên quan đến nội dung yêu cầu của khách hàng;

  • Tư vấn, soạn thảo công văn trao đổi, phúc đáp với Bên có có quyền và nghĩa vụ liên quan;

  • Đại diện cho khách hàng làm việc với cơ quan chức năng, bên có quyền và nghĩa vụ liên quan;

  • Soạn thảo hồ sơ khởi kiện theo yêu cầu của khách hàng;

  • Soạn thảo các văn bản cần thiết phục vụ quá trình tố tụng;

  • Đại diện khách hàng, tham gia tố tụng tại Tòa án với tư cách Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong quá trình hòa giải, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm;

  • Hỗ trợ khách hàng làm thủ tục Giám đốc thẩm, Tái thẩm tại Toà án.