LÀM CHẾT NGƯỜI KHI PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG THÌ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO ?
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Thế nào là phòng vệ chính đáng?
Theo khoản 1, Điều 22 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017; phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác; hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
Do vậy, nếu kẻ trộm nói riêng, hay người có hành vi vi phạm pháp luật nói chung; đang xâm phạm đến tài sản, tính mạng của bạn, của người khác hoắc của Nhà nước, cơ quan, tổ chức khác; ban được chống trả một cách cần thiết (không được quá mức cần thiết) để kẻ trộm này dừng hành vi xâm phạm.
Như vậy việc bạn làm chết người khi phòng vệ chính đáng thì không phạm tội.
Quy định của pháp luật về phòng vệ chính đáng
Một hành vi được coi là phòng vệ chính đáng khi:
– Nạn nhân là người đang có hành vi xâm phạm đến các lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của cá nhân người phòng vệ hoặc của người khác. Hành vi xâm phạm này phải có tính chất nguy hiểm đáng kể.Khi xét hành vi xâm phạm trong trường hợp phòng vệ chính đáng phải xem xét trong mối tương quan với hành vi chống trả; không phải bất cứ hành vi tội phạm nào xảy ra, người có hành vi chống trả gây chết người; hoặc gây thương tích cho người có hành vi xâm phạm đều là phòng vệ chính đáng.
– Hành vi chống trả phải cần thiết
Sự chống trả cần thiết trước hết phải căn cứ vào tính chất của các lợi ích bị xâm phạm; tính chất của hành vi xâm phạm và các mối tương quan khác giữa hành vi xâm phạm với hành vi phòng vệ.
Phòng vệ chính không phải là biện pháp trả thù mà là biện pháp ngăn chặn kịp thời hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội; nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người, ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại mà hành vi này có thể gây ra.
Phòng vệ chính đáng là quyền của con người nên không yêu cầu phương pháp; phương tiện của người phòng vệ phải như phương pháp, phương tiện mà người tấn công sử dụng.
Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là gì?
Theo khoản 2 điều 22, vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết; không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thướng tích; hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác; do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội.
Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng bị xử phạt thế nào?
Cụ thể, Điều 136 Bộ luật Hình sự quy định:
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội; thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
3. Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích; hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
Như vậy, tùy vào mức độ thương tích; người vượt quá phòng vệ chính đáng có thể bị phạt tù đến 3 năm.
Tin liên quan
- BẢO VỆ QUYỀN SỬ DỤNG HÌNH ẢNH CÁ NHÂN
- QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ
- QUY ĐỊNH VỀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
- NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG
- TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP LÀ GÌ? ĐẶC ĐIỂM VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP?
- ĐIỀU KIỆN CỦA PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA NGUY HIỂM TRÊN ĐƯỜNG BỘ
- NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN TUÂN THỦ KHI ĐĂNG KÝ KẾT HÔN GIỮA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI VỚI NGƯỜI VIỆT NAM
- [English below] LỘ TRÌNH TUÂN THỦ QUY ĐỊNH GIỚI HẠN SỞ HỮU CỔ PHẦN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI / ROADMAP FOR COMPLIANCE WITH SHAREHOLDING LIMITS IN COMMERCIAL BANKS
- QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH TỰ THỦ TỤC XIN PHÉP TỔ CHỨC HỌP BÁO
- GIẢI QUYẾT QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI DOANH NGHIỆP TIẾN HÀNH THỦ TỤC GIẢI THỂ
Tác giả
Tin nổi bật
- » CỔ ĐÔNG SỞ HỮU BAO NHIÊU CỔ PHẦN THÌ ĐƯỢC QUYỀN KIỂM SOÁT CÔNG TY
- » RỦI RO PHÁP LÝ KHI ĐẤT CÓ SỔ NHƯNG NHÀ CHƯA ĐƯỢC CẤP SỔ
- » CÔNG TY FINTECH VÀ HÀNH LANG PHÁP LÝ
- » HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ LOGISTICS ĐỂ BẮT KỊP SỰ BÙNG NỔ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
- » LOGISTICS TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ NHỮNG BẤT CẬP VỀ PHÁP LUẬT
- » Ngân hàng nhà nước ban hành Thông tư 12/2022/TT-NHNN với các quy định hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp
- » Một Số Điểm Đáng Chú Ý Của Nghị Định 112/2021/NĐ-CP Quy Định Chi Tiết Một Số Điều Và Biện Pháp Thi Hành Luật Người Lao Động Việt Nam Đi Làm Việc Ở Nước Ngoài Theo Hợp Đồng
- » ONEX LOGISTICS VÀ CELIGAL KÝ KẾT HỢP TÁC
- » GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
- » Quy Định Mới Về Kinh Doanh Trò Chơi Điện Tử Có Thưởng Dành Cho Người Nước Ngoài