NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI VIỆT NAM
Theo
quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định về kinh
doanh dịch vụ logistics có hiệu lực thi hành từ ngày 20/02/2018 thì điều kiện
đối với nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics được quy định cụ thể
như sau:
Ngoài
việc đáp ứng các điều kiện, quy định tại Khoản 1, Khoản
2 Điều 4 Nghị định 163/2017/NĐ-CP, nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh
thổ là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới được cung cấp dịch vụ logistics
theo các điều kiện sau:
a)
Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển (trừ
vận tải nội địa):
-
Được thành lập các công ty vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam hoặc góp vốn, mua
cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư
nước ngoài không quá 49%. Tổng số thuyền viên nước ngoài làm việc trên các tàu
treo cờ quốc tịch Việt Nam (hoặc được đăng ký ở Việt Nam) thuộc sở hữu của các
công ty này tại Việt Nam không quá 1/3 định biên của tàu. Thuyền trưởng hoặc
thuyền phó thứ nhất phải là công dân Việt Nam.
-
Công ty vận tải biển nước ngoài được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua
cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp.
b)
Trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ vận tải
biển (có thể dành riêng một số khu vực để cung cấp các dịch vụ hoặc áp dụng thủ
tục cấp phép tại các khu vực này), được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn,
mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà
đầu tư nước ngoài không quá 50%. Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập hiện
diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
c)
Trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ mọi
phương thức vận tải, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay, được thành lập doanh
nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ
lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%.
d)
Trường hợp kinh doanh dịch vụ thông quan thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển,
được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh
nghiệp, trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước. Nhà đầu tư nước ngoài
được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng
hợp tác kinh doanh.
đ)
Trường hợp kinh doanh các dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận
đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và
xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ
vận tải, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp
trong doanh nghiệp, trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước.
e)
Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy
nội địa, dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt, được thành
lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp,
trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%.
g) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải
hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ, được thực hiện thông qua hình thức hợp
đồng hợp tác kinh doanh hoặc được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ
phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư
nước ngoài không quá 51%. 100% lái xe của doanh nghiệp phải là công dân Việt
Nam.
h)
Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không thực hiện theo quy định của
pháp luật về hàng không.
i)
Trường hợp kinh doanh dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật
-
Đối với những dịch vụ được cung cấp để thực hiện thẩm quyền của Chính phủ được
thực hiện dưới hình thức doanh nghiệp trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong
nước sau ba năm hoặc dưới hình thức doanh nghiệp trong đó không hạn chế vốn góp
nhà đầu tư nước ngoài sau năm năm, kể từ khi nhà cung cấp dịch vụ tư nhân được
phép kinh doanh các dịch vụ đó.
-
Không được kinh doanh dịch vụ kiểm định và cấp giấy chứng nhận cho các phương
tiện vận tải.
-
Việc thực hiện dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật bị hạn chế hoạt động tại
các khu vực địa lý được cơ quan có thẩm quyền xác định vì lý do an ninh quốc
phòng.
Tin liên quan
- BẢO VỆ QUYỀN SỬ DỤNG HÌNH ẢNH CÁ NHÂN
- QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ
- QUY ĐỊNH VỀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
- NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG
- TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP LÀ GÌ? ĐẶC ĐIỂM VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP?
- ĐIỀU KIỆN CỦA PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA NGUY HIỂM TRÊN ĐƯỜNG BỘ
- NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN TUÂN THỦ KHI ĐĂNG KÝ KẾT HÔN GIỮA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI VỚI NGƯỜI VIỆT NAM
- [English below] LỘ TRÌNH TUÂN THỦ QUY ĐỊNH GIỚI HẠN SỞ HỮU CỔ PHẦN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI / ROADMAP FOR COMPLIANCE WITH SHAREHOLDING LIMITS IN COMMERCIAL BANKS
- QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH TỰ THỦ TỤC XIN PHÉP TỔ CHỨC HỌP BÁO
- GIẢI QUYẾT QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI DOANH NGHIỆP TIẾN HÀNH THỦ TỤC GIẢI THỂ
Tác giả
Tin nổi bật
- » CỔ ĐÔNG SỞ HỮU BAO NHIÊU CỔ PHẦN THÌ ĐƯỢC QUYỀN KIỂM SOÁT CÔNG TY
- » RỦI RO PHÁP LÝ KHI ĐẤT CÓ SỔ NHƯNG NHÀ CHƯA ĐƯỢC CẤP SỔ
- » CÔNG TY FINTECH VÀ HÀNH LANG PHÁP LÝ
- » HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ LOGISTICS ĐỂ BẮT KỊP SỰ BÙNG NỔ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
- » LOGISTICS TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ NHỮNG BẤT CẬP VỀ PHÁP LUẬT
- » Ngân hàng nhà nước ban hành Thông tư 12/2022/TT-NHNN với các quy định hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp
- » Một Số Điểm Đáng Chú Ý Của Nghị Định 112/2021/NĐ-CP Quy Định Chi Tiết Một Số Điều Và Biện Pháp Thi Hành Luật Người Lao Động Việt Nam Đi Làm Việc Ở Nước Ngoài Theo Hợp Đồng
- » ONEX LOGISTICS VÀ CELIGAL KÝ KẾT HỢP TÁC
- » GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
- » Quy Định Mới Về Kinh Doanh Trò Chơi Điện Tử Có Thưởng Dành Cho Người Nước Ngoài