THẮT CHẶT HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO XUYÊN BIÊN GIỚI TẠI VIỆT NAM
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 70/2021/NĐ-CP ("Nghị Định 70") sửa đổi một số điều của Nghị định 181/2013/NĐ-CP ("Nghị Định 181") quy định chi tiết Luật Quảng cáo nhằm bảo đảm sự bình đẳng cho các doanh nghiệp quảng cáo trong và ngoài nước.
Có hiệu lực từ ngày 15 tháng 9 năm 2021, Nghị Định 70 tập trung vào việc tạo hành lang pháp lý để quản lý các dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới, đặc biệt là quảng cáo xuyên biên giới trên nền tảng như Facebook, Google và YouTube.
Theo Báo cáo Xu hướng Digital Marketing Việt Nam 2021, doanh thu từ quảng cáo trực tuyến đạt 820 triệu USD vào năm 2020, dự kiến đạt 955 triệu USD vào năm 2021, trong đó các nền tảng xuyên biên giới như Google, Facebook, Netflix và TikTok chiếm 82% thị phần.
Điều 13 Nghị Định 181 không đưa ra định nghĩa về cung cấp dịch vụ quảng cáo qua biên giới và đưa ra định nghĩa rất đơn giản về trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới của các tổ chức nước ngoài.
Để làm rõ hơn, Nghị định 70 sửa đổi điều khoản quy định về hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam, là việc các tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng trang thông tin điện tử kinh doanh dịch vụ quảng cáo từ hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ đặt ngoài lãnh thổ Việt Nam, cho người sử dụng tại Việt Nam, có phát sinh doanh thu tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, các tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam phải thực hiện việc ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này; cung cấp thông tin về tổ chức, cá nhân liên quan tới hoạt động quảng cáo xuyên biên giới có dấu hiệu vi phạm pháp luật cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền khi có yêu cầu.
Đáng chú ý, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo trong nước có hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam thực hiện báo cáo định kỳ hàng năm (vào trước ngày 31 tháng 12) hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu về hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam cho Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này.
Báo cáo được gửi qua một trong các hình thức: gửi báo cáo trực tiếp, qua đường bưu chính hoặc qua phương tiện điện tử.
Tin liên quan
- CHÍNH SÁCH MỚI VỀ THỦ TỤC NHẬP CẢNH CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI, NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI VÀ NHÂN THÂN
- Một Số Điểm Đáng Chú Ý Của Nghị Định 112/2021/NĐ-CP Quy Định Chi Tiết Một Số Điều Và Biện Pháp Thi Hành Luật Người Lao Động Việt Nam Đi Làm Việc Ở Nước Ngoài Theo Hợp Đồng
- Quy Định Mới Về Kinh Doanh Trò Chơi Điện Tử Có Thưởng Dành Cho Người Nước Ngoài
- Quy Định Mới Về Mua Bán Trái Phiếu Doanh Nghiệp Theo Thông Tư 16/2021/TT-NHNN
- Quy Định Mới Về Hoạt Động Kinh Doanh Bất Động Sản
- GIẢM THUẾ TRƯỚC BẠ Ô TÔ TỪ NGÀY 01 THÁNG 12 NĂM 2021
- GIẢM THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG - BIỆN PHÁP HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP VÀ NGƯỜI DÂN SAU ĐẠI DỊCH COVID 19
- HIỆP ĐỊNH RCEP CHÍNH THỨC CÓ HIỆU LỰC TỪ NGÀY 01/01/2022
- LỢI DỤNG TÔN GIÁO ĐỂ TRỤC LỢI BỊ PHẠT THẾ NÀO ?
- TP.HCM SẼ MỜI GỌI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BA TRUNG TÂM LOGISTICS
Tác giả
Tin nổi bật
- » CỔ ĐÔNG SỞ HỮU BAO NHIÊU CỔ PHẦN THÌ ĐƯỢC QUYỀN KIỂM SOÁT CÔNG TY
- » RỦI RO PHÁP LÝ KHI ĐẤT CÓ SỔ NHƯNG NHÀ CHƯA ĐƯỢC CẤP SỔ
- » HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ LOGISTICS ĐỂ BẮT KỊP SỰ BÙNG NỔ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
- » CÔNG TY FINTECH VÀ HÀNH LANG PHÁP LÝ
- » LOGISTICS TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ NHỮNG BẤT CẬP VỀ PHÁP LUẬT
- » GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
- » Ngân hàng nhà nước ban hành Thông tư 12/2022/TT-NHNN với các quy định hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp
- » Quy Định Mới Về Kinh Doanh Trò Chơi Điện Tử Có Thưởng Dành Cho Người Nước Ngoài
- » 03 NGHỊ ĐỊNH CÓ HIỆU LỰC TỪ ĐẦU THÁNG 09/2021
- » ONEX LOGISTICS VÀ CELIGAL KÝ KẾT HỢP TÁC