THỦ TỤC GIẢI THỂ CÔNG TY CỔ PHẦN HIỆN NAY ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?
Hiện nay nhiều doanh nghiệp thành lập lên một cách “ồ ạt” không kiểm soát và không định hướng được hoạt động kinh doanh sắp tới của doanh nghiệp. Đặc biệt về vấn đề tài chính thuế; có nhiều doanh nghiệp thành lập hoạt động một thời gian nhưng do mâu thuẫn nội bộ. Hay như trong việc kinh doanh doanh nghiệp không có kinh nhiệm trong vấn đề về quản lý nhân sự, việc này dẫn đến nhiều khó khăn và rủi ro dẫn tới việc doanh nghiệp phải giải thể. Đặc biệt là công ty cổ phần bởi quy mô hoạt động lớn và không giới hạn số lượng cổ đông tối đa. Vậy công ty cổ phần phải tiến hành giải thể trong trường hợp nào? Những điều kiện và hồ sơ, thủ tục giải thể công ty cổ phần được quy định ra sao? Hãy cùng Celigal Lawyers tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Công ty cổ phần là gì?
1. Công ty cổ phần (CTCP) là doanh nghiệp, trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
2. Cổ đông của Công ty cổ phần có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Đồng thời cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác theo đúng quy định.
3. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
4. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần; trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.
Trường hợp thực hiện thủ tục giải thể công ty cổ phần
Hiện nay có 4 trường hợp công ty cổ phần có thể thực hiện thủ tục giải thể. Bao gồm:
1. Khi kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn.
2. Theo nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.
3. Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
4. Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.
Điều kiện thực hiện thủ tục giải thể công ty cổ phần
Giải thể doanh nghiệp là quyền của mỗi nhà đầu tư. Tuy nhiên, công ty cổ phần chỉ được thực hiện thủ tục giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác. Đồng thời không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài.
Cụ thể, công ty cần đảm bảo quyền lợi đối với những người có liên quan. Bao gồm: người lao động, chủ nợ, đối tác, cơ quan nhà nước…
Thủ tục giải thể công ty cổ phần
Bước 1
Công ty thông qua nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp.
Nghị quyết, quyết định giải thể công ty cổ phần phải bao gồm các nội dung chủ yếu như sau:
• Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.
• Lý do giải thể.
• Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp.
• Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động.
• Họ, tên, chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Bước 2
Công ty tiến hành tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp.
Sau khi thông qua nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp, công ty cổ phần tiến hành tổ chức thanh lý tài sản của công ty. Việc này tiến hành tổ chức thanh lý tài sản do Hội đồng quản trị của CTCP thực hiện.
Bước 3
Công bố giải thể doanh nghiệp.
1. Đăng nghị quyết, quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; đồng được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
Việc này phải hoàn thành trong 07 ngày kể từ ngày thông qua, nghị quyết, quyết định giải thể. Bên cạnh đó biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp.
2. Nếu công ty bạn còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo nghị quyết, quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích có liên quan.
Phương án giải quyết nợ bao gồm:
• Tên, địa chỉ của chủ nợ.
• Số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó.
• Cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.
Bước 4
Tiến hành thanh toán các khoản nợ.
Các khoản nợ của công ty bạn phải được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau đây:
1. Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật; các quyền lợi khác của người lao động đã ký kết.
2. Nợ thuế.
3. Các khoản nợ khác.
Sau khi đã thanh toán hết chi phí giải thể và các khoản nợ mà vẫn còn. Phần còn lại chia cho các cổ đông của công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.
Bước 5
Gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp.
Trong 05 ngày kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của công ty, người đại diện theo pháp luật của CTCP gửi hồ sơ giải thể đến Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Sau thời hạn 180 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết; quyết định giải thể mà không nhận được ý kiến về việc giải thể từ công ty; hoặc phản đối của bên có liên quan bằng văn bản. Hoặc trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể. Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của công ty trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Hồ sơ giải thể công ty cổ phần bao gồm giấy tờ sau đây:
• Thông báo về giải thể doanh nghiệp.
• Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán. Bao gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có).
Tin liên quan
- CHÍNH SÁCH MỚI VỀ THỦ TỤC NHẬP CẢNH CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI, NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI VÀ NHÂN THÂN
- Một Số Điểm Đáng Chú Ý Của Nghị Định 112/2021/NĐ-CP Quy Định Chi Tiết Một Số Điều Và Biện Pháp Thi Hành Luật Người Lao Động Việt Nam Đi Làm Việc Ở Nước Ngoài Theo Hợp Đồng
- Quy Định Mới Về Kinh Doanh Trò Chơi Điện Tử Có Thưởng Dành Cho Người Nước Ngoài
- Quy Định Mới Về Mua Bán Trái Phiếu Doanh Nghiệp Theo Thông Tư 16/2021/TT-NHNN
- Quy Định Mới Về Hoạt Động Kinh Doanh Bất Động Sản
- THẮT CHẶT HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO XUYÊN BIÊN GIỚI TẠI VIỆT NAM
- GIẢM THUẾ TRƯỚC BẠ Ô TÔ TỪ NGÀY 01 THÁNG 12 NĂM 2021
- GIẢM THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG - BIỆN PHÁP HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP VÀ NGƯỜI DÂN SAU ĐẠI DỊCH COVID 19
- HIỆP ĐỊNH RCEP CHÍNH THỨC CÓ HIỆU LỰC TỪ NGÀY 01/01/2022
- LỢI DỤNG TÔN GIÁO ĐỂ TRỤC LỢI BỊ PHẠT THẾ NÀO ?
Tác giả
Tin nổi bật
- » CỔ ĐÔNG SỞ HỮU BAO NHIÊU CỔ PHẦN THÌ ĐƯỢC QUYỀN KIỂM SOÁT CÔNG TY
- » RỦI RO PHÁP LÝ KHI ĐẤT CÓ SỔ NHƯNG NHÀ CHƯA ĐƯỢC CẤP SỔ
- » HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ LOGISTICS ĐỂ BẮT KỊP SỰ BÙNG NỔ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
- » CÔNG TY FINTECH VÀ HÀNH LANG PHÁP LÝ
- » LOGISTICS TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ NHỮNG BẤT CẬP VỀ PHÁP LUẬT
- » GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
- » Ngân hàng nhà nước ban hành Thông tư 12/2022/TT-NHNN với các quy định hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp
- » Quy Định Mới Về Kinh Doanh Trò Chơi Điện Tử Có Thưởng Dành Cho Người Nước Ngoài
- » 03 NGHỊ ĐỊNH CÓ HIỆU LỰC TỪ ĐẦU THÁNG 09/2021
- » ONEX LOGISTICS VÀ CELIGAL KÝ KẾT HỢP TÁC