TRƯỜNG HỢP NÀO LÀ KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT?
1. Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật.
2. Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
1. Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên;
2. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở;
3. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Điều 10 của Luật này.
3.Các trường hợp kết hôn trái pháp luật
Căn cứ khoản 2 điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo
Theo quy định tại Khoản 11 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
Theo quy định tại Khoản 8, 9, 10, 11 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình
– Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này.
– Cưỡng ép kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn hoặc ly hôn trái với ý muốn của họ.
– Cản trở kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này hoặc buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ.
– Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Cơ sở pháp lý:
Luật hôn nhân và gia đình 2014
Tin liên quan
- CHÍNH SÁCH MỚI VỀ THỦ TỤC NHẬP CẢNH CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI, NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI VÀ NHÂN THÂN
- Một Số Điểm Đáng Chú Ý Của Nghị Định 112/2021/NĐ-CP Quy Định Chi Tiết Một Số Điều Và Biện Pháp Thi Hành Luật Người Lao Động Việt Nam Đi Làm Việc Ở Nước Ngoài Theo Hợp Đồng
- Quy Định Mới Về Kinh Doanh Trò Chơi Điện Tử Có Thưởng Dành Cho Người Nước Ngoài
- Quy Định Mới Về Mua Bán Trái Phiếu Doanh Nghiệp Theo Thông Tư 16/2021/TT-NHNN
- Quy Định Mới Về Hoạt Động Kinh Doanh Bất Động Sản
- THẮT CHẶT HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO XUYÊN BIÊN GIỚI TẠI VIỆT NAM
- GIẢM THUẾ TRƯỚC BẠ Ô TÔ TỪ NGÀY 01 THÁNG 12 NĂM 2021
- GIẢM THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG - BIỆN PHÁP HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP VÀ NGƯỜI DÂN SAU ĐẠI DỊCH COVID 19
- HIỆP ĐỊNH RCEP CHÍNH THỨC CÓ HIỆU LỰC TỪ NGÀY 01/01/2022
- LỢI DỤNG TÔN GIÁO ĐỂ TRỤC LỢI BỊ PHẠT THẾ NÀO ?
Tác giả
Tin nổi bật
- » CỔ ĐÔNG SỞ HỮU BAO NHIÊU CỔ PHẦN THÌ ĐƯỢC QUYỀN KIỂM SOÁT CÔNG TY
- » RỦI RO PHÁP LÝ KHI ĐẤT CÓ SỔ NHƯNG NHÀ CHƯA ĐƯỢC CẤP SỔ
- » HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ LOGISTICS ĐỂ BẮT KỊP SỰ BÙNG NỔ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
- » CÔNG TY FINTECH VÀ HÀNH LANG PHÁP LÝ
- » LOGISTICS TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ NHỮNG BẤT CẬP VỀ PHÁP LUẬT
- » GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
- » Ngân hàng nhà nước ban hành Thông tư 12/2022/TT-NHNN với các quy định hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp
- » Quy Định Mới Về Kinh Doanh Trò Chơi Điện Tử Có Thưởng Dành Cho Người Nước Ngoài
- » 03 NGHỊ ĐỊNH CÓ HIỆU LỰC TỪ ĐẦU THÁNG 09/2021
- » ONEX LOGISTICS VÀ CELIGAL KÝ KẾT HỢP TÁC